![]() |
Người dân cho biết, đây là “con đường đau khổ” mà mỗi ngày họ phải đi lại. |
Khu số 7, Trung tâm đô thị mới Tây Bắc trong giấy tờ hành chính thuộc tổ 140, phường Hòa Minh. Theo trình bày của các hộ dân, khi UBND TP. Đà Nẵng có chủ trương giải phóng mặt bằng để hình thành nên khu đô thị, các hộ dân nằm trong vùng dự án đã chấp thuận di dời từ năm 2011 và làm nhà ở ổn định ở những lô tái định cư mới được cấp. Từ đó đến nay, con đường trong khu tái định cư của người dân vẫn là đường đất lầy lội, đầy ổ voi, ổ gà khi trời mưa và bụi bẩn mỗi khi trời nắng. Điều này không chỉ gây khó khăn đến giao thông đi lại mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
Anh Nguyễn Chúc, một người dân tại khu số 7, Trung tâm đô thị mới Tây Bắc cho biết, các hộ dân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến chính quyền phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu và các cấp chính quyền cũng đã xuống tận hiện trường khảo sát, song đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết. Nhiều lần người dân đã dựng rào chắn, ngăn cản xe chở vật liệu xây dựng đi qua khu dân cư để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Và mới đây, khi có chiếc xe ủi ban đường trong khu dân cư thì đã bị người dân ngăn cản, lý do như lời anh Chúc là:“Nếu ban xong mà đổ nhựa hoặc đá cấp phối thì được, chứ ban xong để đó, trời mưa xuống trơn trượt, xe tải đi sẽ cày nát đường nên người dân chúng tôi phản đối việc này”.
Không chỉ có đường sá trong khu dân cư không bảo đảm, điện chiếu sáng nơi đây cũng đã bị tắt từ 3 tháng nay. Người dân đã nhiều lần điện thoại đến ngành điện lực để hỏi thì “các cấp không bắt máy, và khi bắt máy thì không ai giải thích cụ thể vì sao”. Quá bức xúc vì môi trường sống trong khu dân cư không bảo đảm, hàng chục hộ dân tại khu số 7, Trung tâm đô thị mới Tây Bắc mới đây đã có đơn kêu cứu tập thể gửi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Người dân hy vọng, Bí thư Nguyễn Xuân Anh có thể “xuống khảo sát thực tế với toàn dân tổ 140 để có cách giải quyết tốt nhất với con đường hiện tại, theo như mong muốn của người dân là có một con đường nhựa sạch sẽ, an toàn…”.
![]() |
Sau những ngày mưa, trên đường xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi chứa đầy nước. |
Theo quan sát của chúng tôi, sau những ngày mưa vừa qua, con đường trong khu số 7 đã hình thành những ổ gà, ổ voi chứa đầy nước; đường trơn trượt rất khó đi. Tại khu số 7, nhà của người dân đã được xây dựng khá nhiều, có những ngôi nhà 2-3 tầng khang trang, trong khi trên vỉa hè cỏ mọc um tùm. Được biết, con đường đi qua khu số 7 này là con đường huyết mạch nối từ đường Tôn Đức Thắng qua Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng nên lưu lượng xe cộ qua lại nơi đây rất đông. Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng - Xây lắp & Kinh doanh nhà Đà Nẵng là đơn vị điều hành Dự án khu số 7, Trung tâm đô thị mới Tây Bắc./.
Theo Đình Tăng (dangcongsan.vn)
Đà Nẵng: Đổ xô thu gom đất ở ‘khu vực nhạy cảm’" alt=""/>Đà Nẵng: Người dân khu tái định cư bức xúc vì hạ tầng nhếch nhác![]() Khu đô thị Lê Trọng Tấn (huyện Hoài Đức) được xây dựng năm 2007. Qua 8 năm, các khu biệt thự tại đây chỉ mới xây xong phần thô. ![]() Cổng vào các ngôi biệt thự cây cỏ mọc um tùm, thậm chí không có bóng dáng công nhân làm việc. ![]() Nhiều biệt thự được lợp ngói nhưng không sử dụng nên biến màu, rêu phủ. ![]() Đây là khu đô thị nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố, khá gần trung tâm, chỉ cách tòa nhà Keangnam khoảng 7 km. ![]() Khu đô thị Bảo Sơn (huyện Hoài Đức) cũng chung tình trạng. Đây là một trong những dự án phức hợp với đầy đủ biệt thự, chung cư, khu vui chơi. Nhiều căn nằm cạnh trục Đại lộ Thăng Long. ![]() Bên trong các khu biệt thự thi công dang dở tại khu đô thị Bảo Sơn đã xây xong phần thô. ![]() Lên những tầng cao hơn có thể nhìn rõ những vũng nước tại nhiều căn biệt thự. ![]() Nhiều người dân lao động sinh sống tại đây cho biết, biệt thự xây dở không có ai trông coi nên họ "đánh liều" dựng tạm lều bạt để ngủ nghỉ. ![]() Cách đây 5 năm, thời điểm bất động sản thịnh vượng, những căn biệt thự liền kề cách trung tâm Hà Nội vài km là món hàng hấp dẫn. ![]() Khu đô thị Mễ Trì và Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) cũng dừng hoạt động xây dựng từ vài năm nay. Hàng loạt căn biệt thự có diện tích sàn trên 100 m2 nằm trơ trọi giữa mưa nắng. ![]() Khu đô thị Trung Văn với tổng mức đầu tư 1.071 tỷ đồng bao gồm các hạng mục nhà biệt thự, chung cư, trường học, sân chơi trẻ em. Tuy nhiên, hàng trăm căn biệt thự, liền kề, nhà vườn đang bị bỏ hoang, các hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. ![]() Một số căn biến thành nơi quảng cáo rao vặt. ![]() Khu đô thị Yên Xá (quận Hà Đông) nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố. Khu vực này cách trục đường Nguyễn Trãi 2 km. ![]() Cỏ mọc um tùm khắp khu đô thị khiến nhiều người không thể nhận rõ đây là những căn biệt thự từng là mơ ước một thời ở Hà Nội. Về đêm các khu đô thị với hàng loạt căn biệt thự này trở nên vắng vẻ. |
Tại khu đô thị Trung Văn, những ngôi không người này nằm cạnh các khu chung cư khá sầm uất. |
Theo Zing
Khu đô thị Lideco: Cận cảnh những biệt thự “chết” giữa lòng thủ đô" alt=""/>Những khu đô thị không người ở Hà Nội
Sáng 27/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Sữa học đường đã nghe báo cáo và công bố kết quả lựa chọn nhà thầu chương trình.
Tại buổi làm việc, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngày 10/10, Sở đã mở thầu chương trình Sữa học đường. Theo đó, Công ty CP Thực phẩm sữa TH và Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là 2 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm, được mời tham gia mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 12/11/2018.
Kết quả cuối cùng, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu với tỷ lệ hỗ trợ của đơn vị trúng thầu là 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP).
Tại buổi làm việc, các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trường học cơ bản ủng hộ chương trình Sữa học đường bởi mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc của trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học.
Tuy nhiên, một số quận, huyện cũng nêu lên một số khó khăn trong quá trình triển khai như: tỷ lệ đăng ký tham gia chương trình còn thấp, nhất là những trường ngoài công lập; hạn chế về kho chứa sữa và khâu bảo quản; thu gom vỏ hộp… Các quận, huyện, thị xã cũng kiến nghị thành phố sớm có kế hoạch triển khai cụ thể xuống từng đơn vị; tổ chức tập huấn cho các đơn vị, nhà trường về các công tác liên quan.
Đánh giá công tác chuẩn bị ở các địa phương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng việc triển khai Chương trình Sữa học đường không dễ dàng, do đó vai trò của địa phương rất quan trọng, quyết định sự thành công của Đề án. Ngoài ra, theo ông Dũng, cần tuyên truyền để các phụ huynh học sinh tiếp thu được đầy đủ thông tin, lợi ích khi tham gia chương trình.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, từ nay đến ngày 10/12, Sở sẽ tổ chức tập huấn cho các quận, huyện, trường học trên địa bàn về từng khâu cụ thể như: vận chuyển, bảo quản, hướng dẫn học sinh uống sữa đúng cách và xử lý bao bì sữa sau khi sử dụng…
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý biểu dương công tác phối hợp của Sở GD-ĐT Hà Nội và các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện chương trình và chọn được nhà thầu xứng đáng.
Ông Quý cũng ấn định, ngày 1/1/2019, học sinh đăng ký tham gia sẽ chính thức được uống sữa trong chương trình Sữa học đường.
Ông Quý cũng yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội sớm hoàn thiện và ký hợp đồng khung với đơn vị cung ứng sữa. Tổ chức các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện Đề án tại các trường như: Lập danh sách hàng năm; đảm bảo cơ sở vật chất tiếp nhận và bảo quản sữa; kiểm tra cấp trường, tổ chức cho uống (thời gian, cách uống); kinh phí; xử lý vỏ hộp… Việc tập huấn cho các quận huyện, trường học phải hoàn thành trước ngày 10/12.
Đề án Chương trình sữa học đường đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, bắt đầu triển khai từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020, với mục tiêu có trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa; 100% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng...
Mức giá 1 hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp có dung lượng 180ml và không tăng giá trong suốt thời gian triển khai chương trình.
Để thực hiện chương trình này, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20% và phụ huynh học sinh đóng góp 50%. Như vậy, mỗi phụ huynh đóng góp không quá 3.400 đồng/hộp.
Thanh Hùng
Chương trình Sữa học đường của Hà Nội công bố với tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng. Theo đó, sữa học đường sẽ được Bộ Y tế quản lý về chất lượng sữa cung cấp.
" alt=""/>Học sinh Hà Nội bắt đầu uống Sữa học đường từ ngày 1/1/2019